Phân bố Quả cầu than

Các quả cầu than được tìm thấy đầu tiên ở Anh,[5] và sau đó là những nơi khác của Á-Âu, bao gồm Bỉ, Hà Lan, Czechoslovakia cũ, Đức, Liên Xô, và gần đây là Trung Quốc.[1][10] Chúng cũng được phát hiện ở Bắc Mỹ, so với châu Âu thì chúng tương đối rộng rãi;[1] ở Bắc Mỹ, các quả cầu than được tìm thấy trong bồn trũng Illinois[25] qua Ohio đến vùng Appalachia,[7] với tuổi biến đổi từ tầng Stephan muộn (khoảng 304-299) đến cuối tầng Westphalia muộn (313 - 304 triệu năm). Các quả cầu than ở châu Âu thường có tuổi cuối tầng Westphalia muộn.[1] Nhìn chung tuổi của các quả cầu than nằm trong khoảng từ kỷ Permi (299-251 triệu năm) đến Carbon muộn (Kasimov-Gzhel),[26] mặc dù các quả cầu than cổ nhất có tuổi Namur sớm (326-313 triệu năm) và được phát hiện ở Đức và Czechoslovakia cũ.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quả cầu than http://www.britannica.com/EBchecked/topic/122951/c... //books.google.com/books?id=PBRrzgAACAAJ http://books.google.com/books?id=qdsUAAAAYAAJ http://news.google.com/newspapers?id=xvFPAAAAIBAJ&... http://www.ucmp.berkeley.edu/paleo/fossils/permin.... http://adsabs.harvard.edu/abs/1909RSPTB.200..167S http://adsabs.harvard.edu/abs/1923JG.....31..344N http://adsabs.harvard.edu/abs/1924JG.....32..230F http://www.life.illinois.edu/plantbio/People/Facul... http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808...